Kỹ thuật chăm sóc gà chiến kê để có được phong độ tốt nhất, đá hay và máu chiến hơn cần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: kỹ lưỡng, tỉ mỉ, chăm sóc hợp lý, khoa học… Nhờ đó giúp gà tăng thêm độ dẻo dai, sức bền để lập nhiều chiến công. Hãy cùng K8 tìm hiểu thêm về mẹo chăm sóc gà chiến kê hiệu quả nhất trước khi xuất trận trong bài viết dưới đây.
Mẹo chăm sóc gà chiến kê trước khi đá
Trong quá trình nuôi dưỡng gà chọi, các bạn đặc biệt lưu ý 10 ngày trước khi xuất trận. Đây là thời điểm nuôi thúc các chiến kê để giúp chúng chuẩn bị tinh thần cũng như sức bền và sức dai.
Không cho trống cản mái
Cho gà trống cản gà mái sẽ khiến gà bị“lỏng gối”, yếu ớt nên gà đá độ không ai cho cản mái cả. Mỗi lần thả phải cẩn thận, không để gà mái lại gần nhau.
Quần bội, chạy lồng
9h sáng hàng ngày phải dẫn gà ra sân để gà chạy lồng, sau 1 tiếng sẽ cho gà nghỉ ngơi, hoặc cứ nửa tiếng sẽ đổi con trong ra ngoài hoặc con ngoài vào trong, cũng có thể hôm nay con này chạy bên trong còn ngày mai thì để nó chạy bên ngoài …
Uống nước theo giờ cố định
Khoảng 3 – 4 giờ sáng hoặc 1 giờ cố định bạn cho gà đi uống nước sẽ giúp gà có thói quen sinh hoạt đúng giờ. Đồng thời, chế độ chăm sóc này giúp gà tăng thể lực, tránh tình trạng gà bị hốc nước trong lúc giao đấu.
Quần sương
Khoảng 5 giờ sáng, bạn cho gà tắm sương, chuẩn bị khăn bông sạch để qua đêm cho gà thấm sương. Đầu tiên vắt vài giọt sương cho gà uống, sau đó dùng khăn lau toàn thân gà.
Tuyệt đối không thả gà vào sáng sớm vì như vậy gà dễ bị mất sức. Mặt khác, bạn nên dùng một ít rượu trắng rưới khắp thân gà để máu lưu thông tốt hơn.
Khoảng 17h, khi mặt trời sắp lặn, nắng đã dịu, bạn thả gà ra ngoài để một lúc cho nó phơi.
Nhồi gà, xổ sơ
Luyện tập bằng cách “nhồi gà” hoặc xổ sơ qua sẽ giúp gà chọi dai sức. Cách nhồi gà là luồn tay dưới lườn gà nhấc lên cao rồi nhồi nhẹ nhàng lên xuống khoảng năm bảy lần rồi buông tay thả gà xuống đất. Cách làm này sẽ luyện cho gà phản xạ nhanh, đồng thời tiêu hao ít mỡ. Huấn luyện gà vào giữa buổi chiều trong nửa giờ là thích hợp để gà đủ mệt và sau đó nghỉ ngơi.
Xổ sơ hàng ngày khoảng 15 phút để chân gà không bị co cứng, gân và xương dẻo hơn. Lưu ý khi xổ sơ phải che cựa, che mỏ để tránh bị thương.
Tắm nắng, phơi nắng
Ngay khi mặt trời sắp lặn (khoảng 17h), nắng không còn gay gắt, người ta thường rưới rượu trắng lên gà và đem phơi nắng một lúc.
Theo dõi sức khỏe gà hàng ngày
Bạn cần kiểm tra xem gà ăn uống như thế nào, có gì bất thường không? Nên loại bỏ thức ăn mốc, nước uống bẩn và cho ăn thức ăn bổ dưỡng hơn.
Quan sát tình trạng phân của gà, nếu phân khô và tròn nghĩa là gà rất khỏe mạnh, còn nếu phân lỏng hoặc đặc chứng tỏ hệ tiêu hóa của gà có vấn đề. Khi đó, bạn cần tìm hiểu và điều chỉnh chế độ ăn uống của gà sao cho phù hợp. Nếu gần đến ngày đá mà đi phân lỏng, phân cò (trắng như vôi) hoặc phân có màu xanh thì tuyệt đối không ôm gà đi thi đấu.
Ngoài ra, mỗi đêm bạn cần kiểm tra chất lượng giấc ngủ của gà. Nếu gà ngủ mê mệt thì ngày hôm sau nên tập luyện ít hơn. Nếu gà ngủ ngáy khò khè thì hôm sau cho gà uống nước cam thảo để “thông cổ hạ đàm”.
Mỗi buổi sáng chúng ta cần nghe tiếng gà gáy để kiểm tra tiếng gáy ra sao. Gà khỏe mạnh sẽ siêng gáy, giọng to, vang. Gà bệnh sẽ không gáy, giọng khàn hoặc trầm. Nếu sáng sớm bạn không nghe thấy tiếng gà gáy thì sức khỏe của gà đã có vấn đề.
Kỹ thuật vần gà chọi chiến
Vần hơi là phương thức gà chọi vần với nhau, hình thức này được thực hiện bằng cách kẹp chân của hai con gà chọi lại, bịt hoặc thả mỏ rồi cho chúng “đấu” với nhau. Gà vần với người còn được gọi là tập bộ, người nuôi sẽ là người sẽ huấn luyện với chiến kê của mình.
Để nuôi gà chọi đạt hiệu quả cao, bạn cần biết vần của gà chọi theo các mức độ khác nhau như: Tùy theo mức độ tiêu hao năng lượng từ ít đến nhiều mà hình thức tập luyện thay đổi từ đơn giản đến phức tạp.
Khi gà đạt mức tiêu thụ năng lượng cao nhất thì giảm dần mức độ để chúng thích nghi. Điều này sẽ giúp gà có thể lực lý tưởng. Nhưng với một số gà còn nguyên lông thì phải om gà kết hợp chạy lồng 1 tuần rồi mới thực hiện vần gà.
Chế độ ăn uống cho gà chiến kê trước khi đá
Cho gà ăn với thức ăn thường
Thức ăn thông thường của gà chọi là lúa. Tuy nhiên, bạn không thể cho gà ăn lúa trực tiếp như gà nuôi thịt.
Lúa phải được vo sạch trấu, ngâm nước cho mọc mầm (hoặc lúa đã nấu chín) rồi phơi nắng. Thậm chí, nhiều người còn cẩn thận hơn, sau khi nấu, rắn men rồi phơi sương qua đêm, sau đó đem phơi khô rồi mới cho gà ăn, nếu như thế gà chọi sẽ càng khỏe hơn.
Thức ăn bổ dưỡng
Ngoài thức ăn chính là lúa, bạn cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho gà chọi. Khoảng 2-3 ngày bạn cần cho gà chọi ăn lòng đỏ trứng gà, thịt bò sống hoặc cá sống không để máu tươi, các loại rau củ đậu. Ngoài ra bạn có thể cho gà ăn bất cứ lúc nào nhưng không được để gà ăn no khi gần đến bữa chính, vì như vậy gà dễ bỏ bữa.
Một số lưu ý không thể bỏ qua trong mẹo chăm sóc gà chiến kê
Không cho gà ăn dầm ăn dề, sau khi gà ngừng ăn phải cất lúa ngay, đợi bữa sau cho ăn tiếp. Nước uống của gà thì bạn có thể dùng nước máy hoặc có thể là nước mưa nhưng hãy luôn đảm bảo nước uống sạch sẽ bằng cách giữ cho bát uống nước của gà luôn sạch sẽ.
Trước khi đưa gà vào chiến đấu, bạn nên kiểm tra xem cơ thể gà có hoàn toàn khỏe mạnh hay không, phân gà có tốt hay không để nhanh chóng điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như luyện tập.
Xem thêm: Thuật ngữ đá gà
Mẹo chăm sóc gà chiến kê sau khi đá về
Đầu tiên, bạn dùng khăn mềm sạch nhúng nước ấm lau sạch vết máu, bụi bẩn bám trên thân gà. Dùng một chiếc lông gà sạch ngâm vào nước lạnh, sau đó dùng tay mở miệng gà rồi từ từ đẩy chiếc lông vào sâu trong họng.
Cách làm này giúp loại bỏ chất bẩn và đờm dính trên cổ gà, làm nhiều lần cho đến khi sạch chất bẩn và đờm. Sau đó cho gà ăn một ít cơm rồi lấy một ít rượu xoa bóp cho gà mau lành vết bầm tím trên người, tuyệt đối không bôi vào vết thương hở của gà.
Sau trận đấu nên bổ sung thêm cho gà EN150, thuốc giảm đau, thuốc chống phù nề, thuốc gà chọi B1 tùy theo tình trạng và mức độ tổn thương của gà. Lưu ý: Không cho gà uống quá 2 viên vì sẽ gây tác dụng phụ.
Sau khi vệ sinh và cho gà ăn xong cần cho gà nghỉ ngơi đầy đủ, đủ ấm, tránh để gà bị lạnh, ngoài ra phải thường xuyên theo dõi tình trạng phát triển của gà, phát hiện những biểu hiện bất thường và ngăn chặn kịp thời.
Lời kết
Để huấn luyện gà, ngoài việc áp dụng các mẹo chăm sóc gà chiến kê trên, còn phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của sư kê. Hi vọng những kiến thức về gà chọi trên đây sẽ giúp các bạn hiểu thêm về gà chọi và có thêm những bí quyết chăm sóc gà chọi tốt nhất.